Kế hoạch đánh giá

Kế hoạch đánh giá
Lịch trình đánh giá
Trước khi bắt đầu dự án

Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc
Sau khi hoàn tất dự án
Phiếu câu hỏi thăm dò(gv)
Bảng tổng kết đánh giá nhu cầu học sinh(gv)
Họp lớp.
Biểu đồ Biết-Thắc mắc-Học (K-W-L)(cá nhân).
Họp lớp
Bảng kiểm mục dự án(nhóm)
Bảng đánh giá nhóm
Hướng dẫn cho điểm dự án
Bảng đánh giá bài báo cáo
Nhật ký công tác(sổ tay)
Biểu đồ Biết-Thắc mắc-Học (K-W-L)
Bảng tự đánh giá kĩ năng tự định hướng(cá nhân)
Bảng đánh giá bài trình chiếu,blog
Họp lớp.
Bảng đánh giá nhóm
Hướng dẫn cho điểm dự án
Nhật kí Phản hồi ý kiến

Bảng tự nhận xét của cá nhân
Nhật ký công tác
Bảng tự đánh giá kĩ năng tự định hướng(cá nhân
Tổng hợp đánh giá
Công cụ
Qui trình và mục đích đánh giá
Phiếu câu hỏi thăm dò
Bảng câu hỏi được giáo viên soạn và đưa cho học sinh trả lời trước khi thực hiện dự án nhằm:
  • Đánh giá những kiến thức cơ bản về đạo hàm của học sinh
  • Những điều gì học sinh còn băn khoăn, chưa hiểu rõ, hoặc cần phải giải thích rõ ràng hơn hoặc sâu hơn.
  • Những kĩ năng công nghệ thông tin có thể sử dụng được.
  • Khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, trình bày ý kiến.
  • Sự hứng thú đối với một dự án điều tra, lấy mẫu.
Từ đó, giáo viên nắm được trình độ của học sinh và biết được có nên thực hiện dự án hay không.
Bảng tổng kết đánh giá nhu cầu học sinh
Giáo viên sử dụng để tổng kết lại tình hình chung của lớp từ kết quả của phiếu câu hỏi thăm dò trước dự án.
Giáo viên có cơ sở rõ ràng để giao dự án phù hợp cho học sinh và có các biện pháp hỗ trợ.
Họp lớp
Giáo viên tổ chức các buổi họp lớp:
Trước dự án:
Ÿ  Hệ thống hóa lại kiến thức ở chương đạo hàm đảm bảo tất cả học sinh đều nắm được kiến thức cơ bản.
Ÿ  Giới thiệu dự án trước lớp.
Ÿ  Phân chia lớp thành các nhóm để thực hiện dự án.
Trong dự án:
Ÿ  Thống nhất tiến độ thực hiện dự án
Ÿ  Định hướng tiến trình thực hiện dự án gồm các công việc chính: điều tra, thu thập số liệu, phân tích số liệu, tạo sản phẩm của nhóm.
Ÿ  Giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ cho học sinh.
Sau dự án:
Ÿ  Tổng kết và đánh giá dự án của các nhóm.
Biểu đồ K-W-L
Biểu đồ K-W-L là gì?
Biểu đồ K-W-L là dạng biểu đồ thường được sử dụng nhất nhằm khai thác kiến thức sẵn có của học sinh. Dạng biểu đồ đơn giản này giúp kích hoạt kiến thức sẵn có của học sinh bằng những câu hỏi về những gì các em đã biết về một chủ đề nào đó. Điều này giúp học sinh đưa ra những liên hệ cá nhân trước khi đi sâu vào nội dung sắp được học. Học sinh sẽ động não để tìm ra các ý tưởng của mình và ghi vào phần Biết trên biểu đồ. Sau đó, học sinh làm việc một mình hoặc theo nhóm để đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung sắp học và ghi vào phần Thắc mắc. Khi bắt đầu trả lời những câu hỏi này trong quá trình thực hiện dự án, các em sẽ ghi lại thông tin vào phần Hiểu.
Khi sử dụng biểu đồ này, học sinh đang tự mình xây dựng kiến thức từ những gì các em đang học, so sánh kiến thức mới với những gì đã biết từ trước, từ đó có thể làm sáng tỏ các ý tưởng của mình. Điều này cũng giúp duy trì sự tập trung và hứng thú của học sinh đối với nội dung bài học, đồng thời giúp các em theo dõi những gì mình đang học. Điều quan trọng hơn hết là biểu đồ này có thể được sử dụng như một tài liệu trong hồ sơ đánh giá để cho thấy học sinh đã học được những gì.
Biểu đồ K-W-L có thể được sử dụng trong toàn bộ chương trình học, và cho mọi cấp lớp. Biểu đồ này còn có thể được sử dụng để bắt đầu một bài học mới và được tham khảo trong suốt bài học. Biểu đồ này thường không được dùng để chấm điểm hoặc đánh giá học sinh mà là nơi để học sinh ghi ra những suy nghĩ và thắc mắc của mình mà không sợ bị tính điểm hoặc đánh giá. Biểu đồ này giúp học sinh nâng cao khả năng tổ chức và được dùng để bắt đầu thảo luận theo cặp, nhóm hoặc thảo luận với cả lớp.
Biểu đồ K-W-L được giáo viên cung cấp cho học sinh trước dự án để các em suy nghĩ về những gì các em biết về một chủ đề học tập, viết ra những gì các em muốn biết và cuối cùng là nhận ra và ghi lại những gì đã học và chưa học. Biểu đồ này cho phép học sinh tạo các liên hệ bản thân trước khi tìm hiểu sâu về nội dung.
Bảng đánh giá sản phẩm học sinh (bài báo cáo)
Đây là bảng tiêu chí đánh giá và hướng dẫn cho điểm đối với sản phẩm bài báo cáo mà học sinh thực hiện. Bảng này sẽ được phát ngay từ đầu dự án cho học sinh để làm căn cứ định hướng những hoạt động của học sinh. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để giáo viên đánh giá sản phẩm cuối của học sinh.
Bảng đánh giá,bài trình chiếu,blog.
Đây là bảng tiêu chí đánh giá và hướng dẫn cho điểm đối với sản phẩmbài trình chiếu và blog mà học sinh thực hiện. Bảng này sẽ được phát ngay từ đầu dự án cho học sinh để làm căn cứ định hướng những hoạt động của học sinh. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để giáo viên đánh giá sản phẩm cuối của học sinh.
Bảng kiểm mục dự án
Bảng này được thiết kế bởi tập thể lớp khi bắt đầu làm dự án, căn cứ vào các nhiệm vụ cần thực hiện trong dự án, các sản phẩm giáo viên yêu cầu. Bảng này đem lại một cái nhìn cụ thể về các công việc cần thực hiện trong dự án, đảm bảo sự hành động thống nhất của cả lớp cũng như từng nhóm. Nó giúp cho từng học sinh thấy được tiến độ công việc của nhóm, những công việc đã hoàn thành, những định hướng cần thiết cho việc hoàn thành dự án.
Bảng đánh giá nhóm
Mỗi nhóm thực hiện một bảng đánh giá nhóm theo sự thống nhất của các thành viên trong nhóm, trong đó ghi lại nhận xét về những hoạt động của nhóm liên quan đến các kĩ năng như: thảo luận, quyết định, bình chọn, nhất trí, lắng nghe,… Bảng này được hoàn tất vào cuối dự án.
Nhật ký công tác
Mỗi học sinh sử dụng khi bắt đầu dự án cho đến khi kết thúc. Học sinh ghi chép lại toàn bộ những công việc đã thực hiện trong dự án.
Bảng tự đánh giá tự định hướng
Giáo viên cung cấp cho mỗi học sinh khi bắt đầu dự án. Phiếu này bao gồm các tiêu chí đánh giá những kỹ năng tự định hướng để học sinh có thể rèn luyện trong suốt dự án.
Bảng tự nhận xét của cá nhân

Bảng này giúp học sinh nhìn nhận lại những gì bản thân mình đã thực hiện được trong dự án: những kiến thức thu lượm được, những kĩ năng của thế kỉ 21, những phần việc đóng góp vào sản phẩm cuối của nhóm… Đây cũng là căn cứ để giáo viên xem xét học sinh đã thu được gì qua hoạt động dự án.
Hướng dẫn cho điểm dự án
Phiếu hướng dẫn cho điểm dự án gồm các tiêu chí đánh giá cụ thể được giáo viên phát trước cho các nhóm khi bắt đầu thực hiện dự án. Đây là một căn cứ để  các nhóm nhìn nhận chất lượng các công việc đã thực hiện để có hướng bổ sung, hoàn thiện dần…
Tóm tắt kế hoạch đánh giá
Trước dự án:
-       Giáo viên sẽ đánh giá nhu cầu học sinh bằng phiếu câu hỏi thăm dò, bảng K-W-L và bảng tổng kết đánh giá nhu cầu học sinh.
-       Từ đó giáo viên có thể định hướng toàn bộ quá trình thực hiện dự án: điều chỉnh dự án, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ học sinh kịp thời. Học sinh cũng sẽ thấy được phần nào những gì mình sẽ có được sau khi kết thúc dự án.
-       Giáo viên sẽ có một buổi họp lớp để giới thiệu dự án và chia nhóm. Sau đó sẽ thống nhất lịch trình thực hiện dự án cho các nhóm để dễ theo đúng tiến độ.
Trong và sau dự án:
-       Các nhóm thống nhất mẫu phiếu điều tra với sự góp ý của giáo viên.
-       Giáo viên cũng phát cho học sinh bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm và hướng dẫn cho điểm để học sinh có thể làm tốt dự án của mình.
-       Các nhóm sẽ góp ý hay nêu những thắc mắc với giáo viên qua e-mail.
-       Mỗi nhóm lập một trang blog riêng vừa là sản phẩm của nhóm vừa là một biên bản họp nhóm và tạo một bảng tự đánh giá nhóm.
-       Mỗi cá nhân cũng có nhật ký công tác, bảng tự đánh giá tự định hướng và bảng tự nhận xét.
Tất cả những biên bản và công cụ này sẽ là căn cứ để giáo viên đánh giá công sức của các nhóm và cho điểm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét